Tổng quan về nước thải ngành hóa chất và nhu cầu xử lý
Phân loại nước thải ngành sản xuất hóa chất
Ước tính hiện nay có đến 60.000 – 90.000 hóa chất công nghiệp đang được sử dụng. Do đó, nước thải sản xuất hóa chất rất đa dạng về thành phần, tính chất và nồng độ chất ô nhiễm.
Dưa theo phương thức sản xuất, nước thải sản xuất hóa chất được chia thành hai dạng:
-
Nước thải sản xuất hóa chất hữu cơ
Trong thành phần nước thải, các chất như nhựa, chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, sợi tổng hợp, benzen, chloroform, phenol và các kim loại nặng như crom, đồng, chì, kẽm, niken đều là những thành phần nguy hiểm và cần được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường.
-
Nước thải sản xuất hóa chất vô cơ
Nước thải của quy trình sản xuất hóa chất vô cơ chứa các chất ô nhiễm như kali, hàn the, canxi cacbua, acid hydrofluoric và kim loại nặng.
Nguồn gốc và đặc tính chung của nước thải ngành sản xuất hóa chất
Nước thải từ các nhà máy hóa chất chủ yếu bắt nguồn từ quá trình sản xuất, chế biến và làm sạch các sản phẩm hóa chất. Các chất ô nhiễm phổ biến trong nước thải hóa chất bao gồm các hợp chất hữu cơ, kim loại nặng, axit, kiềm và các chất độc khác.
Đặc điểm chung của nước thải ngành hóa chất là có độ màu và pH không ổn định, độc tính cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái thủy sinh.
Nhu cầu xử lý nước thải ngành sản xuất hóa chất
Thông thường, một hệ thống xử lý nước thải ngành hóa chất hiệu quả và được thiết kế tốt, khoa học sẽ giải quyết được các vấn đề sau:
- Xử lý nguồn nước thải để loại bỏ hầu hết các chất ô nhiễm, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng nước do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định.
- Nâng cấp dễ dàng khi có thay đổi về quy định, chỉ số và chất lượng nguồn nước sau xử lý.
- Chi phí xây dựng và vận hành thấp nhưng vẫn đảm bảo độ bền và ổn định.
Quy chuẩn xả thải ngành hóa chất tại Việt Nam
Tại Việt Nam, chúng ta áp dụng tiêu chuẩn xả thải nước thải ngành hóa chất theo quy định xả thải ra môi trường QCVN 40:2011/BTNMT.
Việc đảm bảo nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT là mốc chuẩn yêu cầu xả thải của các nhà máy sản xuất hóa chất tại Việt Nam.
Quy trình xử lý nước thải ngành sản xuất hóa chất
Dưới đây là một quy trình cơ bản của hệ thống xử lý nước thải ngành sản xuất hóa chất.
Bể thu gom
Nước thải ngành sản xuất hóa chất được thu gom và dẫn về hố thu gom. Trước khi vào hố thu, nước thải sẽ qua song chắn rác để loại bỏ các vật rắn lớn (≥10mm), tránh gây tắc nghẽn đường ống và bơm trong quá trình xử lý nước thải.
Bể lắng cát
Nước thải được bơm qua bể lắng cát và lưu giữ trong một khoảng thời gian để tách các chất rắn lớn như đá vụn, cát. Sau đó, nước thải được bơm qua bể điều hòa.
Bể điều hòa
Tại bể điều hòa, nước thải được xáo trộn liên tục nhờ hệ thống phân phối khí giúp ổn định lưu lượng và nồng độ cũng như ngăn ngừa đóng cặn đáy. Khí cung cấp vào cũng giúp giảm chỉ số BOD của nước thải
Bể keo tụ – tạo bông
PAC (chất keo tụ) được thêm vào trong bể để tiến hành quá trình phản ứng keo tụ. Chất polymer được sử dụng như chất trợ keo tụ tại bể này. Bể có trang bị máy khuấy trộn với tốc độ chậm giúp các bông cặn nhỏ di chuyển, va chạm và kết dính, tạo thành các bông cặn lớn và lắng xuống.
Bể Anoxic xử lý nước thải ngành hóa chất
Hệ thống bể sinh học Anoxic sử dụng vi sinh vật hiếu khí và kị khí để xử lý hiệu quả chất hữu cơ, đồng thời khử nitơ và phospho, giúp cải thiện chất lượng nước thải trước khi thải ra môi trường.
Bể Aerotank
Trong bể Aerotank, không khí được cấp liên tục bằng 2 máy thổi khí luân phiên. Vi sinh vật được bổ sung từ bùn tuần hoàn hàng tuần để phân hủy chất hữu cơ thành CO2 và H2O, giảm độ bẩn. Bể còn lắp vật liệu tiếp xúc để tăng khả năng tiếp xúc giữa vi sinh vật và nước thải, tạo môi trường cho vi sinh vật dính bám và phát triển.
Bể lắng sinh học
Giai đoạn bể lắng sinh học cho phép tách hiệu quả lượng bùn vi sinh đã được tạo ra trong các bể xử lý sinh học trước đó. Lượng bùn lắng đáy được bơm về bể sinh học hiếu khí Aerotank để tái sử dụng trong chu trình xử lý, giúp tăng hiệu suất và tiết kiệm chi phí vận hành. Đồng thời, dòng nước sau khi lắng sạch cặn cũng được chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
Bể khử trùng
Bể khử trùng được sử dụng để xử lý nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận, nhằm đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn. Nước thải từ bể lắng được dẫn qua bể khử trùng và được xử lý bằng hóa chất chlorine.
Nước thải sau xử lý sẽ đảm bảo tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, trước khi xả ra nguồn tiếp nhận nước hoặc có thể tái sử dụng cho những mục đích khác nhau.
Giải pháp xử lý nước thải ngành sản xuất hóa chất
KaT Solution chuyên cung cấp giải pháp kỹ thuật và phân phối các thiết bị, vật tư và hóa chất sử dụng trong qui trình công nghệ xử lý nước sạch, nước thải, khí bụi và trong qui trình sản xuất. Sở hữu đội ngũ kỹ sư bán hàng với hơn 25 năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí lựa chọn giải pháp, sản phẩm để mang lại hiệu quả tối ưu cho từng Quý khách hàng.
KaT Solution luôn cam kết mỗi sản phẩm cung cấp đến Quý khách hàng là chính hãng kèm theo chính sách bảo hành toàn diện. Nguyên tắc bán hàng của chúng tôi không dừng lại ở nhà phân phối mà còn là đơn vị tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ dịch vụ từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành một cách tận tâm và chu đáo.
Khi lựa chọn KaT Solution, Quý khách hàng không chỉ mua sản phẩm mà còn đầu tư vào sự an tâm và hiệu quả lâu dài. Hãy tin tưởng và để KaT Solution trở thành đối tác đáng tin cậy trong hành trình phát triển của Quý khách hàng.
Xem thêm: sản phẩm hóa chất