Xử lý nước ngành thủy sản

Xử lý nước thải là vấn đề quan trọng cho ngành chế biến thủy sản, ảnh hưởng tới môi trường và phát triển bền vững. Nước thải chế biến thủy sản chứa nhiều chất ô nhiễm có thể gây hại nếu không được xử lý đúng cách. Các cơ sở chế biến cần có hệ thống xử lý nước thải hiệu quả và áp dụng phù hợp những thiết bị xử lý nước thải chế biến thủy sản vào quy trình để đảm bảo an toàn sinh thái và phát triển bền vững của ngành.

Gặp chuyên gia tư vấn

Nguồn gốc phát sinh nước thải ngành thủy sản

Nước thải tại các nhà máy chế biến thủy sản chủ yếu phát sinh từ 2 nguồn là nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt.

  • Nước thải sản xuất: phát sinh từ quá trình chế biến, vệ sinh nhà xưởng, máy móc, thiết bị. Thành phần gồm chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, cặn bã, vi sinh vật và dầu mỡ.
  • Nước thải sinh hoạt: được tạo ra từ các hoạt động vệ sinh và nấu ăn. Thành phần nước thải bao gồm cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh vật

Đặc tính và thành phần của nước thải chế biến thủy sản

Quá trình chế biến thủy hải sản đã tạo ra lượng nước thải lớn, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.

  • Chất thải hữu cơ: nước thải ngành này chứa chất hữu cơ từ động vật, chủ yếu là protein và chất béo. Trong đó, chất béo khó bị vi sinh vật phân hủy.
  • Làm giảm chỉ số DO (nồng độ oxy hòa tan trong nước): nước thải chế biến thủy sản chứa các chất hữu cơ dễ bị phân hủy, như carbohydrate, protein, chất béo. Khi xả vào nguồn nước, các chất này sẽ làm giảm nồng độ oxy hòa tan do vi sinh vật sử dụng để phân hủy. Nồng độ oxy dưới 50% bão hòa có thể ảnh hưởng tới thủy sản. Việc này không chỉ suy thoái tài nguyên mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp bị ảnh hưởng.
  • Các chất rắn lơ lửng: làm nước đục và hạn chế độ sâu ánh sáng chiếu xuống, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu. Chúng cũng gây tác hại về mặt cảm quan, bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè.
  • Nồng độ nitơ và photpho cao: gây phát triển quá mức các loài tảo. Khi tảo chết và phân hủy, oxy giảm mạnh, dẫn đến vùng nước chết. Tảo nổi trên mặt nước tạo màng che ánh sáng, ngưng trệ quang hợp của các thực vật bên dưới. Những hiện tượng này ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước, hệ sinh thái thủy vực, nghề nuôi trồng thủy sản, du lịch và cấp nước.
  • Có chưa amoniac (NH3): rất độc cho tôm, cá ở nồng độ thấp. Nồng độ từ 1, 2 – 3 mg/l có thể giết chết tôm, cá. Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủy sản yêu cầu nồng độ amoniac không vượt quá 1mg/l.
  • Các vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn, trứng giun sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm nguy hiểm. Sử dụng nước nhiễm bẩn sẽ lây truyền các bệnh dịch như lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiểu, tiêu chảy cấp.
STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ QCVN 11:2008, CỘT B
1 pH 6 – 8 5,5 – 9
2 COD mg/l 1500 – 2800 80
3 BOD mg/l 1000 – 1800 50
4 SS mg/l 388 – 452 100
5 Dầu mỡ ĐTV mg/l 150 – 250 20
6 Nito tổng mg/l 120 – 160 60
7 Photpho tổng mg/l 6 – 10

Tham khảo bảng thành phần nước thải chế biến thủy sản

Quy chuẩn về nước thải chế biến thủy sản tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các nhà máy và cơ sở chế biến thủy sản áp dụng quy chuẩn xả thải theo Quy chuẩn quốc gia về nước thải chế biến thủy sản – QCVN 11-MT:2015/BTNMT.

Đảm bảo nước thải sau xử lý đạt QCVN 11-MT:2015/BTNMT cột B là mốc chuẩn yêu cầu xả thải của các nhà máy và cơ sở chế biến thủy sản hiện nay.

Quy trình xử lý nước thải chế biến thủy sản

Bể thu gom – Tách dầu mỡ 

Sau khi được gom về bể thu gom, nước thải sẽ được tách mỡ sơ bộ để loại bỏ lượng mỡ thô. Các ngăn tách mỡ này giúp hạn chế tắc nghẽn máy bơm và loại bỏ đất cát, cặn bã. Sau đó, nước thải sẽ được bơm vào bể điều hòa.

Bể điều hòa xử lý nước thải chế biến thuỷ sản

Bể điều hòa trong hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản điều chỉnh nồng độ, lưu lượng các chất ô nhiễm và độ pH để cải thiện hiệu quả các quá trình tiếp theo. Bể này được sục khí hoặc khuấy trộn liên tục, tránh lắng cặn và phát sinh mùi hôi. Sau đó, nước thải sẽ được bơm vào hệ thống phản ứng siêu tốc trước khi qua bể DAF. 

Bể tuyển nổi DAF 

Nước thải sẽ được trộn với hóa chất xử lý như PAC và Polymer để phản ứng tốt hơn. Tại bể tuyển nổi, nước thải sẽ được xử lý dựa trên thay đổi độ tan của khí, tách và loại bỏ chất rắn hòa tan. Không khí hòa tan sẽ được bơm vào bể, kết hợp với áp suất tạo bong bóng gắn vào chất rắn lơ lửng, nâng chúng lên mặt nước. Chất rắn lơ lửng sẽ lắng xuống đáy và được bơm ra để xử lý bùn. Nước thải đã qua xử lý sẽ chảy vào bể Anoxic để tiếp tục xử lý sinh học.

Bể Anoxic xử lý nước thải chế biến thủy sản

Hệ thống bể sinh học Anoxic sử dụng vi sinh vật hiếu khí và kị khí để xử lý hiệu quả chất hữu cơ, đồng thời khử nitơ và phospho, giúp cải thiện chất lượng nước thải trước khi thải ra môi trường.

Quá trình khử Nitrit

 Quá trình khử Nitrit-nitrogen thành khí Nitơ, Nitric oxide hoặc Nitrous oxide diễn ra trong môi trường Anoxic và cần có chất hữu cơ hoặc vô cơ cung cấp electron. Có hai phương pháp khử Nitrit có thể xảy ra trong trạm xử lý nước thải.

  • Đồng hóa: Quá trình chuyển đổi Nitrat thành Amoniac để tổng hợp tế bào xảy ra khi Ammonia không có sẵn, độc lập với sự ức chế của oxy.
  • Dị hóa (Khử Nitrat): Khử Nitrat thành Oxide nitrous, Oxide nitride và cuối cùng thành khí Nitơ
    Quy trình dị hóa: NO3- -> NO2- -> NO(g) -> N2O(g) -> N2(g).

Bể Aerotank xử lý nước thải chế biến thuỷ sản

Trong bể Aerotank, không khí được cấp liên tục bằng 2 máy thổi khí luân phiên. Vi sinh vật được bổ sung từ bùn tuần hoàn hàng tuần để phân hủy chất hữu cơ thành CO2 và H2O, giảm độ bẩn. Bể còn lắp vật liệu tiếp xúc để tăng khả năng tiếp xúc giữa vi sinh vật và nước thải, tạo môi trường cho vi sinh vật dính bám và phát triển.

Nước thải sau khi qua bể Aerotank sẽ giảm 80-95% COD và BOD. Quá trình xử lý sinh học trong bể diễn ra theo các bước sau:

  1. Quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong nước thải

  2. Quá trình Nitrat hóa

Amoniac được chuyển thành Nitrit nhờ vi khuẩn Nitrosomonas. Sau đó, Nitrit được chuyển thành Nitrat bởi vi khuẩn Nitrobacter. 

  1. Quá trình khử Nitrat 

Theo phương pháp sinh học, nitrat được chuyển hóa thành nitơ tự do và thoát ra không khí. Quá trình này xảy ra trong môi trường yếm khí và sử dụng các hợp chất hữu cơ trong nước thải thủy sản. 

  1. Quá trình khử phốt pho

Phốt pho trong nước thải chế biến thủy sản tồn tại ở dạng polyphosphate, orthophosphate và phốt pho hữu cơ. Quá trình xử lý mùi hôi bằng sinh học tách phốt pho bằng cách tạo mô tế bào vi sinh vật.

Bể lắng sinh học

Giai đoạn bể lắng sinh học cho phép tách hiệu quả lượng bùn vi sinh đã được tạo ra trong các bể xử lý sinh học trước đó. Lượng bùn lắng đáy được bơm về bể sinh học (Aerotank, Anoxic và UASB) để tái sử dụng trong chu trình xử lý, giúp tăng hiệu suất và tiết kiệm chi phí vận hành. Đồng thời, dòng nước sau khi lắng sạch cặn cũng được chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Bể keo tụ xử lý nước thải 

Nước thải từ bể lắng sinh học chảy đến bể keo tụ, nơi hóa chất keo tụ (PAC) được thêm vào. Tại bể keo tụ, động cơ và cánh khuấy tạo dòng chảy đều để quá trình phản ứng diễn ra nhanh. Sau đó, nước thải tự động chảy qua bể tạo bông.

Lượng hóa chất keo tụ cần sử dụng được tính toán dựa trên thí nghiệm Jartest và nghiên cứu xử lý nước thải thủy sản, nhằm xác định nồng độ hóa chất thích hợp cho từng cơ sở chế biến.

Bể tạo bông xử lý nước thải chế biến thủy sản 

Nước thải khi chảy qua bể tạo bông sẽ sử dụng hóa chất trợ keo tụ (Polime) để tăng khả năng kết dính của bông cặn. Bể tạo bông có cánh khuấy trộn để hòa tan hóa chất với dòng thải mà không phá vỡ sự kết dính của bông cặn.

Các chất Polymer kết dính với nhau tạo thành những bông cặn nặng, dễ lắng xuống đáy bể và tách khỏi dòng nước thải. Nước đã qua xử lý tại bể tạo bông sẽ tự chảy qua bể lắng hóa lý.

Bể lắng hóa lý

Tại đây diễn ra quá trình lắng các bông cặn đã keo tụ bằng cơ chế lắng trọng lực, phần bùn sẽ được bơm qua bể chứa bùn xử lý định kỳ, phần nước sạch trên bề mặt được dẫn qua bể trung gian thông qua thiết bị thu hồi nước bề mặt.

Bể khử trùng

Nước thải chế biến thủy sản sau xử lý hóa lý vẫn chứa 105-106 vi khuẩn/100ml.

Tại bể khử trùng, Javen và chlorine được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Chất oxy hóa mạnh sẽ tiêu diệt vi sinh vật trong nước thải, đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh.

*Bùn dư trong quy trình: Bùn từ bể lắng sinh học, quá trình lược rác và tách dầu mỡ sẽ được chuyển đến bể chứa bùn. Quá trình ổn định kỵ khí làm bùn ổn định, mất mùi và dễ lắng. Sau đó, bùn được ép để giảm thể tích và chuyển thành bùn khô để chôn lấp.

Nước thải chế biến thủy sản sau xử lý đã đạt tiêu chuẩn QCVN 11-MT:2015/BTNMT cột B trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. 

Thiết bị xử lý nước ngành thủy sản

KaT Solution chuyên cung cấp giải pháp kỹ thuật và phân phối các thiết bị, vật tư và hóa chất sử dụng trong qui trình công nghệ xử lý nước sạch, nước thải, khí bụi và trong qui trình sản xuất . Sở hữu đội ngũ kỹ sư bán hàng với hơn 25 năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí lựa chọn giải pháp, sản phẩm để mang lại hiệu quả tối ưu cho từng Quý khách hàng.

KaT Solution luôn cam kết mỗi sản phẩm cung cấp đến Quý khách hàng là chính hãng kèm theo chính sách bảo hành toàn diện. Nguyên tắc bán hàng của chúng tôi không dừng lại ở nhà phân phối mà còn là đơn vị tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ dịch vụ từ lúc bắt đầu cho đến khi hoàn thành một cách tận tâm và chu đáo.

Khi lựa chọn KaT Solution, Quý khách hàng không chỉ mua sản phẩm mà còn đầu tư vào sự an tâm và hiệu quả lâu dài. Hãy tin tưởng và để KaT Solution trở thành đối tác đáng tin cậy trong hành trình phát triển của Quý khách hàng.

Thiết bị xử lý nước ngành thủy sản

Câu hỏi thường gặp

Về KaT Solution?
KaT Solution chuyên cung cấp giải pháp kỹ thuật và phân phối các thiết bị, vật tư và hóa chất sử dụng trong qui trình công nghệ xử lý nước sạch, nước thải, khí bụi và trong qui trình sản xuất . Sở hữu đội ngũ kỹ sư bán hàng với hơn 25 năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí lựa chọn giải pháp, sản phẩm để mang lại hiệu quả tối ưu cho từng Quý khách hàng.
Những dòng sản phẩm KaT Solution cung cấp: thiết bị xử lý nước thải; thiết bị xử lý nước cấp; hóa chất; thiết bị xử lý khí, bụi; thiết bị ngành tinh bột sắn; vật liệu chịu nhiệt, chống dính.
KaT Solution cung cấp các dịch vụ liên quan đến sản phẩm, thiết bị và hệ thống xử lý nước sạch, nước thải và khí,bụi như: tư vấn công nghệ; sửa chữa thiết bị; cho thuê thiết bị; hệ thống thử nghiệm; …

    Để lại thông tin Nhận ngay báo giá !
    Hoặc nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi theo số hotline (+84 28) 6293 6052